Số lần xem trang

Sunday, October 3, 2010

Hà Nội 1000 năm !!!





Nhờ có lễ hội nghìn năm này mà gia đình mình có dịp đi Hoàng Thành Thăng Long. Có nhiều ấn tượng về chuyến đi nhưng ấn tượng nhất lại là cảnh chen lấn xô đẩy để ....gửi được xe. Nói chung công tác tổ chức lễ hội kỷ niệm này rất đáng khen tuy nhiên việc bố trí đi lại cho người dân là một hạt sạn. Nhưng dù sao sau một ngày lang thang trong Hoàng Thành mình hiểu thêm chút ít về lịch sử Việt Nam cũng như Lịch sử Hà nội. Viết lại đây để thỉnh thoảng đọc lại đỡ bị quên.
Hà Nội đã trải qua các triều(thời) đại nào:
1. Thời Đại La (618-907)
2.Thời Đinh - Tiền Lê (968-1009)
3. Thời Lý (1009-1225)
4. Thời Trần (1225-1400)
5. Thời Lê Sơ (1428-1527)
6. Thời Mạc (1527-1592)
7.Thời Lê Trung Hưng (1592-1788)
8.Thời Nguyễn (1802-1945)
I. THỜI ĐẠI LA :
Trước khi kinh đô Thăng Long thành lập năm 1010, miền đất Hà Nội trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, gọi là thời kỳ Tiền Thăng Long.
Tiền Thăng Long gồm các thời kỳ trước Công nguyên, sau Công nguyên, Thời Lý Nam Đế, Thời Đại La, Thời Khúc-Dương-Ngô và Thời Đinh-Tiền Lê.
Gọi là Thời Đại La vì theo thư tịch cổ, miền đất Hà nội khi đó gọi là Giao Châu, có một số toà thành do quan quân nhà Đường xây đắp bên bờ sông Tô Lịch để làm lị sở An Nam đô hộ phủ cai trị An Nam. Toà thành ban đầu do Khâu Hoà xây năm 621 gọi là Tử Thành, năm 767 Trương Bá Nghi xây La Thành, Triệu Xương và Bùi Thái sửa La Thành năm 791 và 803, Trương Châu sửa La Thành năm 808, Lý Nguyên Hỷ đắp La Thành năm 824, Vương Thức đào thành rào luỹ trồng tre gai năm 858, Cao Biền xây dựng La Thành với qui mô lớn nhất vào năm 866.
Năm 1010 Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ gọi La Thành của Cao Biền là thành Đại La. Kể từ đó người đời sau gọi theo là thành Đại La, thời Đại La.
Cũng suốt trong quá trình này, lị sở An Nam đô hộ phủ chứng kiến các cuộc binh biến và nổi dậy của người Việt như Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ 7), Dương Thanh ( đầu thế kỷ 9), để đến đầu thế kỷ thứ 10 họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo) , họ Dương (Dương Đình Nghệ)...Nổi dậy dành lại thành Đại La mở màn cho việc xây dựng, củng cố nền độc lập tự chủ đầu tiên, tạo tiền đề tiến tới chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 chấm dứt thời kỳ nghìn năm đô hộ của Phương bắc.
II. THỜI ĐINH-TIỀN LÊ :
Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 xứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng Đế, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt lập ra nhà Đinh (968-980). Nhà Tiền Lê(981-10019) nối tiếp sau đó cũng đóng đô ở Hoa Lư.
Như vậy từ năm 968-1010, Khu vực thành Đại La không giữ vai trò trung tâm chính trị, nhưng do ở vị thế trọng yếu của châu thổ Bắc Bộ nên miền đất này vẫn là trung tâm quan trọng của đất nước trong suốt thời Đinh-Tiền Lê.
Trong cùng độ sâu của tầng văn hoá Đại La, lần đầu tiên 13 dấu tích nền móng kiến trúc gỗ thời Đinh -Tiền Lê được tìm thấy. Những công trình kiến trúc này có mặt thành hình vuông, hình chữ nhật qui mô nhỏ và cũng đều là "kiến trúc cột âm" với hệ thống móng bè gỗ hay đá tảng kê chân cột, khác hẳn với kiến trúc thời Đại La.
Viên gạch đề chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" nghĩa là gạch xây quân thành của Đại Việt, góp phần khẳng định sự hiện diện kiến trúc thời Đinh-Tiền Lê ở đây.
Nhiều loại ngói âm dương, ngói úp nóc trang trí tượng uyên ương, quầng sáng giống như di tích cố đô Hoa Lư cho thấy mái của kiến trúc gỗ thời Đinh-Tiền Lê được trang trí khá cầu kỳ. Bên cạnh đó khu di tích còn tìm thấy nhiều đồ dùng sinh hoạt như các loại bình, vỏ, bát đĩa gốm men xanh, men nâu của lò Thanh Lăng, Lũng Hoà (Vĩnh Phúc), các đồ đựng bằng sành của lò Đương xá (Bắc Ninh).
III. THỜI LÝ :
to be continue...

No comments:

Post a Comment