Số lần xem trang

Tuesday, December 14, 2010

Sapa nơi gặp gỡ đất trời

    Hôm qua khi đăng bài hát " Đêm trên hồ thác bà" tự dưng trợt nhớ tên nhạc sĩ bài hát là PHÙNG CHIẾN, mình thấy quen quen, hóa ra mình đã thích một bài hát khác của nhạc sĩ này từ lâu rồi mà không biết. "Sapa nơi gặp gỡ đất trời". Bài hát mà lần đầu tiên mình nghe, cảm thấy sởn gai ốc, nói như giới trẻ là "ngất ngây con gà tây", hay rụng rời chân tay. Ca sĩ thể hiện bài này thì có nhiều, song mình nghĩ ca sĩ Tuấn Anh là thể hiện đỉnh nhất, ra cái chất của Sapa nhất, ngồi nghe bài này cảm tưởng như ca sĩ đang đứng trên đỉnh núi sương mờ mịt , cất tiếng hát như giới thiệu với người nghe về thiên nhiên và con người Sapa.

   Điều đặc biệt nữa ở bài hát này là khi mình cất tiếng hát cún nhà mình thích luôn, dù mới có hơn 2 tuổi, mà cún nghe bố hát bài xong thì thích liền, không hiểu cảm nhận của cún thế nào chứ, nhưng theo mẹ cún thì chán cái cảnh hai bố con lúc nào cũng ông ổng : "sapa......", tối cũng như ngày.

     Bồng bềnh, bồng bềnh mây trắng, thấp thoáng lô nhô rừng cây
Long lanh trong xanh dòng suối, dập dìu sắc màu chợ phiên
Ngọt ngào cành lê em hái, đào xuân chúm chím anh say
Ngập ngừng sương giăng lối phố, xốn xang nhịp váy đung đưa

Vang tiếng khèn chàng xuống chợ, hẹn gặp ai mà sao vui thế
Tiếng đàn môi em nói điều gì cho ta ngồi bên nhau đêm nay
Sapa chiều nghiêng huyền thoại, mặt trời mọc lên từ má em
Phố nhỏ hiện lên từ trong mây, ơi Sapa nơi gặp gỡ đất trời
Bốn mùa hoa trái và mùa con trai hát gọi con gái
Đắm say phiên chợ, ai về cùng em

Sapa chiều nghiêng huyền thoại, mặt trời mọc lên từ má em
Phố nhỏ hiện lên từ trong mây, ơi Sapa nơi gặp gỡ đất trời
Bốn mùa hoa trái và mùa con trái hát gọi con gái
Đắm say phiên chợ, anh về cùng em

Vang tiếng khèn chàng xuống chợ, hẹn gặp ai mà sao vui thế
Tiếng đàn môi em nói điều gì cho ta ngồi bên nhau đêm nay
Sapa chiều nghiêng huyền thoại, mặt trời mọc lên từ má em
Phố nhỏ hiện lên từ trong mây, ơi Sapa nơi gặp gỡ đất trời
Bốn mùa hoa trái và mùa con trái hát gọi con gái
Vấn vương bao người , anh về cùng Sapa

Sapa, ơi Sapa, ơi Sapa, đắm say bao tình, ai về cùng Sapa

đây là link bài hát : http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Sapa-Noi-Gap-Go-Dat-Troi-CS-Tuan-Anh.IWZB9OW0.html#

Đêm trên hồ thác bà !!!

Hình như con người càng lớn thì niềm xúc cảm về quê hương càng dạt dào thì phải. Ngày trước mình cũng quằn qoại khi hát các ca khúc nhạc sến về tình yêu, nghe các ca khúc về quê hương thì thấy không hay, vì nó ....chậm và khó hiểu quá không phù hợp với tính sôi nổi và thích ăn sổi của tuổi trẻ. Thế mà giờ, nghe các ca khúc đó mình thấy cảm thấy rất vui, rất khó tả, dường như mình cảm nhận được hơi thở qua từng câu hát, khung cảnh mà bài hát mô tả dường như hiển hiện trước mắt mình.....
Hôm trước về quê, tình cờ nghe được bài "Đêm trên hồ thác bà " một bài hát về một địa danh khá nổi tiếng của quê mình, hồ thủy điện Thác Bà, nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam. Search Web thì mới biết bài này của nhạc sĩ Phùng Chiến, và rất ít người hát (Lạ thật), mình ngồi nghe cả tối, và chép lại ( vợ cằn nhằn là hát hò điếc tai). Quả thật bài này nghe hay không kém "Chảy đi sông ơi" hay "Hồ núi cốc"

Hồ nước mênh mông đêm buông đầy sao trời

Nghe mặt hồ lay động đàn cá bơi

Vặng tiếng ai đưa trên khoang tầu gió lộng

Đêm hội vui giăng lưới vút cao giọng hò

Nghe vang vang trên hồ thác

Tiếng cá đùa đàn cá bơi

Soi nghiêng nghiêng trên dòng biếc

Núi cũng nhìn theo cá về

Hò lê chắp cánh tay nào

Cùng nhau ta kéo lưới

Nhanh tay lên hỡi gió này

Ta vui sao khoang cá tươi đầy

Đêm đêm trên hồ thác bà

Song xô tràn nhịp sống mới

Đêm đêm trên hồ thác bà

Xốn xang gọi về những bài ca

Ai qua đây thăm hồ thác

Dẫu một lần cũng khó quên

Đêm trăng lên soi mặt nước

Lấp lánh đàn cá vàng

Lặng nghe có tiếng ai hò vọng vang trên vách núi

Gió hỡi gió hỡi gió này

Nhanh tay ta kéo lưới ta đầy

Gió hỡi gió đây quê mình

Đang từng ngày đổi mới

Gió hỡi gió đây quê mình

Xôn sao gọi về những mùa xuân

Hồ thác mênh mông

Đêm đêm rộn tiếng hò

Đoàn thuyền vui kéo lưới

Trong muôn ánh đèn hoa

Monday, November 8, 2010

Thư của một người mẹ: Yêu ở tuổi học trò

Thấy bài này hay quá đăng lại ở đây khi nào cún lớn cho cún tham khảo

Con hỏi mẹ “Khi đang đi học, nếu biết yêu có ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này không?”. Con gái, một lần nữa con làm khó mẹ rồi.

Con ạ, còn trong độ tuổi “cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”, các con bị động về vật chất, kiến thức và kinh nghiệm sống non nớt lắm! Loại trừ một số bạn trẻ yêu nhau vì do tự ái, sự háo thắng, yêu để có bồ đi chơi... nhưng cũng có những tình yêu nghiêm túc, phải không con? Song, dù nghiêm túc hay không thì những tình yêu bồng bột đó chẳng mang lại kết quả. Con biết tại sao mẹ nói như vậy không? Bởi ở lứa tuổi của con, nhiều bạn trẻ đến với nhau khi chưa hiểu mình yêu để làm gì!

Rõ ràng các con còn quá trẻ, chưa có chút kinh nghiệm nào trong cuộc sống giúp hiểu người mình đang yêu. Thậm chí ở lứa tuổi các con, có bạn yêu chỉ với mục đích thưởng thức hương vị của tình yêu. Xuất phát từ mục đích nông cạn đó, nhiều đoạn kết của những mối tình thường mang đến hậu quả khôn lường. Một số bạn trẻ bỏ dở chuyện học hành, trở thành những người cha người mẹ bất đắc dĩ.

Con gái của mẹ! Tình yêu cũng như bao điều khác trong cuộc sống, nếu đến với nó mà không mảy may có chút kinh nghiệm sống thì khác gì đang thử vận may trong một canh bạc. Người may mắn thì ít, kẻ thất bại thì rất nhiều. Nếu người lớn khuyên ngăn, bày vẽ, lo lắng cho các con, các con bày tỏ: “Tình yêu không có ranh giới tuổi tác, cần gì người lớn chỉ bảo rồi mới yêu...”. Đúng là lập luận của tuổi trẻ các con không sai nhưng chưa hẳn đúng. Con có biết sao không? Tình yêu đâu phải là bản năng như ta ăn uống hằng ngày, thấy đói thì ăn, thấy khát thì uống.

Mẹ nói như vậy không có nghĩa trong cuộc sống vì mưu cầu sự nghiệp mà không nghĩ đến tình yêu, mẹ chỉ muốn chia sẻ với con tình yêu nên đến vào lúc nào, thời điểm nào thì hợp lý nhất. Ngay cả mẹ cũng chưa có câu trả lời để con xem đó là chuẩn mực. Nhưng con ạ, tình yêu là động lực giúp người ta vươn xa trong sự nghiệp nếu nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm. Ngược lại, nó là khối thuốc nổ làm tương lai và sự nghiệp của ta biến thành mây khói, để rồi tạo ra một cái hố sâu thăm thẳm trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu ai đó quá đam mê sự nghiệp mà xem tình yêu như là... thứ vứt đi thì họ sẽ sống trong sự cô đơn, tẻ nhạt và buồn chán...

Con gái yêu của mẹ! Tình yêu và sự nghiệp là hai điều quan trọng trong đời sống của mỗi người. Nếu ví tình yêu như mảnh vườn màu mỡ để ươm mầm hạnh phúc, thì sự nghiệp là hạt giống gieo đúng thời vụ mùa gặt sẽ bội thu. Tình yêu và sự nghiệp chẳng mâu thuẫn nhau mà còn hỗ trợ nhau. Khi yêu đúng người và đúng thời điểm, tình yêu ấy sẽ chắp cánh cho con bay thật cao, thật xa...

HOÀNG BÍCH HÀ (Khánh Hòa)

Sunday, October 3, 2010

Hà Nội 1000 năm !!!





Nhờ có lễ hội nghìn năm này mà gia đình mình có dịp đi Hoàng Thành Thăng Long. Có nhiều ấn tượng về chuyến đi nhưng ấn tượng nhất lại là cảnh chen lấn xô đẩy để ....gửi được xe. Nói chung công tác tổ chức lễ hội kỷ niệm này rất đáng khen tuy nhiên việc bố trí đi lại cho người dân là một hạt sạn. Nhưng dù sao sau một ngày lang thang trong Hoàng Thành mình hiểu thêm chút ít về lịch sử Việt Nam cũng như Lịch sử Hà nội. Viết lại đây để thỉnh thoảng đọc lại đỡ bị quên.
Hà Nội đã trải qua các triều(thời) đại nào:
1. Thời Đại La (618-907)
2.Thời Đinh - Tiền Lê (968-1009)
3. Thời Lý (1009-1225)
4. Thời Trần (1225-1400)
5. Thời Lê Sơ (1428-1527)
6. Thời Mạc (1527-1592)
7.Thời Lê Trung Hưng (1592-1788)
8.Thời Nguyễn (1802-1945)
I. THỜI ĐẠI LA :
Trước khi kinh đô Thăng Long thành lập năm 1010, miền đất Hà Nội trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, gọi là thời kỳ Tiền Thăng Long.
Tiền Thăng Long gồm các thời kỳ trước Công nguyên, sau Công nguyên, Thời Lý Nam Đế, Thời Đại La, Thời Khúc-Dương-Ngô và Thời Đinh-Tiền Lê.
Gọi là Thời Đại La vì theo thư tịch cổ, miền đất Hà nội khi đó gọi là Giao Châu, có một số toà thành do quan quân nhà Đường xây đắp bên bờ sông Tô Lịch để làm lị sở An Nam đô hộ phủ cai trị An Nam. Toà thành ban đầu do Khâu Hoà xây năm 621 gọi là Tử Thành, năm 767 Trương Bá Nghi xây La Thành, Triệu Xương và Bùi Thái sửa La Thành năm 791 và 803, Trương Châu sửa La Thành năm 808, Lý Nguyên Hỷ đắp La Thành năm 824, Vương Thức đào thành rào luỹ trồng tre gai năm 858, Cao Biền xây dựng La Thành với qui mô lớn nhất vào năm 866.
Năm 1010 Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ gọi La Thành của Cao Biền là thành Đại La. Kể từ đó người đời sau gọi theo là thành Đại La, thời Đại La.
Cũng suốt trong quá trình này, lị sở An Nam đô hộ phủ chứng kiến các cuộc binh biến và nổi dậy của người Việt như Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ 7), Dương Thanh ( đầu thế kỷ 9), để đến đầu thế kỷ thứ 10 họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo) , họ Dương (Dương Đình Nghệ)...Nổi dậy dành lại thành Đại La mở màn cho việc xây dựng, củng cố nền độc lập tự chủ đầu tiên, tạo tiền đề tiến tới chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 chấm dứt thời kỳ nghìn năm đô hộ của Phương bắc.
II. THỜI ĐINH-TIỀN LÊ :
Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 xứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng Đế, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt lập ra nhà Đinh (968-980). Nhà Tiền Lê(981-10019) nối tiếp sau đó cũng đóng đô ở Hoa Lư.
Như vậy từ năm 968-1010, Khu vực thành Đại La không giữ vai trò trung tâm chính trị, nhưng do ở vị thế trọng yếu của châu thổ Bắc Bộ nên miền đất này vẫn là trung tâm quan trọng của đất nước trong suốt thời Đinh-Tiền Lê.
Trong cùng độ sâu của tầng văn hoá Đại La, lần đầu tiên 13 dấu tích nền móng kiến trúc gỗ thời Đinh -Tiền Lê được tìm thấy. Những công trình kiến trúc này có mặt thành hình vuông, hình chữ nhật qui mô nhỏ và cũng đều là "kiến trúc cột âm" với hệ thống móng bè gỗ hay đá tảng kê chân cột, khác hẳn với kiến trúc thời Đại La.
Viên gạch đề chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" nghĩa là gạch xây quân thành của Đại Việt, góp phần khẳng định sự hiện diện kiến trúc thời Đinh-Tiền Lê ở đây.
Nhiều loại ngói âm dương, ngói úp nóc trang trí tượng uyên ương, quầng sáng giống như di tích cố đô Hoa Lư cho thấy mái của kiến trúc gỗ thời Đinh-Tiền Lê được trang trí khá cầu kỳ. Bên cạnh đó khu di tích còn tìm thấy nhiều đồ dùng sinh hoạt như các loại bình, vỏ, bát đĩa gốm men xanh, men nâu của lò Thanh Lăng, Lũng Hoà (Vĩnh Phúc), các đồ đựng bằng sành của lò Đương xá (Bắc Ninh).
III. THỜI LÝ :
to be continue...

Tuesday, September 21, 2010

Giọng ca vàng tương lai !!!

Tham gia phá cỗ đêm trung thu do các bà, các mẹ, cùng cụm dân cư tổ chức, bố đã chộp được lần đầu tiên thể hiện tiềm năng ca sĩ của con giữa chốn đông người. Dù rằng hệ thống âm thanh không được tốt nhưng theo bố đánh giá, cún rất có khả năng trở thành.....ca sĩ trong tương lai đấy.

Mid-Autumn !!!

Trung thu thường là ngày ấn tượng nhất đối với con trẻ. Ngày xưa bố cũng rất thích mỗi dịp đến trung thu. Trung thu năm nay con cũng lớn thêm một chút và hiểu biết, sự tò mò về thế giới xung quanh cũng tăng lên rất nhiều. Để con có dịp học thêm nhiều điều mới lạ, cả nhà mình vui trung thu ở "Bảo tàng dân tộc học Việt Nam". Một ngày thật vui, tham gia được rất nhiều trò chơi dân gian, mà nay cuộc sống thành thị trẻ con ít có dịp tham gia như ngày xưa cái thời của bố.
===> Tham gia trò chơi : Đi cà kheo, ( trò này ngày xưa bố nhờ ông nội làm cho một bộ, tập từ sáng đến tối cộng thêm vài vết thương đầu gối thế là bố thành thạo ). Nhẩy dây (mẹ vứt con cho bố rồi nhẩy vào tham gia nhiệt tình) , nhẩy bao bố (Chỉ có gì diu tham gia và giành giải ....rút ?), ô ăn quan (Ngày xưa bố cũng rất giỏi trò này dù nó có vẻ hợp với con gái hơn), bịt mắt bắt dê (con gái cũng tham gia trò này nhưng lại để dê bắt mất),kéo co.... Và còn rất nhiều trò khác mà cả nhà mình chưa tham gia được như Đánh quay, Đi goòng, rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, cờ toán, nhẩy vòng tròn một chân, trộm kho báu, giấu khăn tay, Simon nói, bắt đuôi, bước dài, sờ người đoán người, sao đi qua mặt trăng, đuổi bắt quanh gốc cây, thi chạy, ngồi xổm, khiêng người, ngậm thìa trứng, mặc quần áo.
===> Tham gia các hoạt động : Cách làm bánh trung thu, cách làm diều, làm cốm, đèn kéo quân, tô vẽ mặt nạ, nặn tò he, làm con giống bằng giấy cuôn, làm tranh ghép vải...Sau một vòng thăm thú, hai mẹ con quyết định thử làm đèn ông sao (bố ủng hộ nhiệt liệt), Bố đề nghị chị hướng dẫn viên cầm tay con quét vào hồ, gián dấy bóng...(cho con có được cảm giác), sau gần nửa tiếng đồng hồ thì thành quả của hai mẹ con trông đẹp phết.
===> Thưởng thức văn hoá : xem biểu diễn múa lân (Con gái rất sợ, hét toáng lên), hát bội (Cảm giác giống tuồng ???) , múa rối nước (Món này thì diễn ra lúc trời nắng quá). Thăm nhà Rông, nhà sàn...

Một ngày thật mệt, nhưng rất vui....!!!! và đây là một số hình ảnh.














































Sunday, September 19, 2010

New bicycle !!!


Xe của dì để lâu gỉ + cũ quá, con gái lại thèm tập đi xe, bố qua cửa hàng sơn mua một ít giấy giáp và hai lọ sơn (một đỏ, một ghi) về sơn lại, hì hục tháo, đánh gỉ, sơn lại, cuối cùng tác phẩm của bố tặng cún cũng xong. Không biết con gái có thích không, nhưng bố đã cố gắng hết sức rồi. Đây là những hình ảnh đầu tiên về chiếc xe đầu đời của cún, sau này cuộc đời con sẽ còn sở hữu nhiều chiếc xe khác, nhưng hy vọng chiếc xe này sẽ để lại ấn tượng tốt với con.


Saturday, August 21, 2010

Tan da resort



Văn nghệ 2010



Sunday, August 15, 2010

Sam son 2010



Wednesday, May 12, 2010

Tuesday, May 11, 2010

Ảnh cũ !

Giong nhau ko nhi ???


Anh cuoi


Bien bai chay

Cầu cần thơ

Friday, April 16, 2010

Lạng sơn xuân 2010

Đầu xuân 2010 công ty tổ chức đi Lạng sơn, thăm một số danh lam thắng cảnh như : 1.Động tam thanh, động nhị thanh ( hai cái này đến rồi)
2.Chùa tam giáo ( chùa duy nhất ở Việt nam thờ 3 tôn giáo khác nhau Phật, Khổng và Lão tương ứng với Chùa, Miếu và Quán)
3.Đỉnh núi Mấu sơn với các đặc sản như rượu mẫu sơn (hơi nhàn nhạt), đào mẫu sơn (cũng không được thưởng thức vì lên lúc trái mùa), tắm thuốc của người Dao (nhưng cũng chờ mãi mà không đến lượt vì quá đông). Thời tiết thì dở tệ ( xem clip thì biết) sương mù dày đặc, gió thổi vù vù, độ ẩm quá cao, mọi thứ đều ẩm mốc, khách sạn thì quá bẩn ( cả nghĩa đen, nghĩa bóng)...

Monday, March 22, 2010

Bác Hiển



Ảnh chụp dịp tết 2009.

Saturday, March 20, 2010

Hai bố con

Ngày đầu tiên viết blog

Bà con ai cũng có blog, nghe chả hiểu gì ?
lên google search thì hoá ra nó la một dạng nhật ký điện tử, kể cũng hay.
Lập thử một cái chơi